Đồng hồ cơ cót tay Seiko Sky Liner J15019 956
Đồng hồ cơ cót tay nam Nhật Bản, Seiko Skyliner Calendar, Hand Winding J15019 Cal 956 21 Jewels Diashock 6222 2990, sản xuất tại Seikosha Nhật 1964.
Thân thép dây da viền tròn đường kính 36mm x 9,5mm độ dày, kính cong vòm nhẹ, mặt số trắng ngà, 3 kim 1 lịch, điểm tai bắt đai 18mm, toàn thân mạ vàng 18KGP dày 20micron, vạch số đơn + 3 kim mạ vàng.
Mới 95% ít sử dụng, sai số 25s/ngày, cót trữ qua 38h. Giá 8,5 triệu VND (Đặt trước).
Zalo Whatsapp Tele 84 0963636315. Seiko Skyliner J15019 18KGP Hand Winding Watch Or Seiko Sky liner Unisex man 18KGP Manual Winding Watch Calendar 956 Or J15019 Seiko SkyLiner Calemdar Diashock 21Jewels Hand Wound 18KGP
--- Thêm về đồng hồ Nhật ---
Tính đến những năm 1950s công nghiệp đồng hồ Nhật Bản còn kém rất nhiều so với Thụy Sỹ, họ cũng học hỏi các tiêu chuẩn từ bọc vàng, mạ vàng hay là vật liệu từ Bạc, Vàng, Bạch kim.. rodium .. Nhưng với xuất phát điểm là đất nước nghèo tài nguyên, chính vì vậy các sản phẩm của họ thường khá là 'tiết kiệm vật liệu' và chúng ta rất ít khi gặp các đồng hồ bọc vàng đến từ Nhật Bản dày 80mcron 100micron, thường chỉ bọc vàng ở viền Benzel hoặc chỉ là mạ một lớp vàng dày (10Mircon là mạ vàng khá dày, hiếm khi gặp được mạ vàng 20micron ở đồng hồ Nhật Bản).
Và nếu có gặp vài loại đồng hồ như vậy cũng thường chỉ trước năm 1965 mà thôi, khi đó thực sự tiềm lực khoa học kỹ thuật về đồng hồ Nhật Bản còn chỉ ở mức khá so với thế giới. Nhưng sau đó họ dần dựa vào nền tảng khoa học kỹ thuật, sự chính xác làm cơ sở với những vật liệu tốt nhưng không quá đắt đỏ, và đó là một hướng đi đúng đắn.
Điều này dẫn đến những chiếc đồng hồ nhật bản có chi phí cao về chất xám nhưng lại khá rẻ về nguyên liệu, ngược lại Thụy Sỹ và Hoa Kỳ chuyển đổi chậm hơn về công nghệ máy đồng hồ vẫn dựa vào tính đắt đỏ của nguyên liệu (Vàng, kim cương, đá quý, bạc) + giá của việc gia công những chiếc đồng hồ. Tổng quan lại giá của các đồng hồ nhật bản có chi phí sản xuất thấp hơn, nhưng lại bền hơn và dần chính xác hơn.
Nói như vậy không có nghĩa là Nhật Bản không sản xuất đồng hồ vàng bạc đúc! Có nhưng ít.
Đỉnh cao của việc áp dụng khoa học kỹ thuật và máy đồng hồ là Seiko đầu những năm 1970s đã cho ra đời những chiếc đồng hồ quartz đầu tiên, với mức độ sai số có thể nhỏ hơn gấp 100 lần so với các đồng hồ cơ siêu đắt đỏ nhất thời bấy giờ, điều này đã làm thay đổi cả diện mạo nền công nghiệp chế tạo đồng hồ thế giới - ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO CHẾ TẠO CHÍNH XÁC. Và Thụy Sỹ là một điển hình, đã chuyển đổi chậm, sự đắt đỏ nhưng lại sai số cao so với Quartz đã làm cho những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ đánh mất dần thị trường, họ rơi vào trì trệ khoảng từ 1980-1990s, những hãng lớn của Thụy Sỹ sống sót được là dần nhờ học theo Quartz của Seiko cho đồng hồ, mặc dù vậy họ cũng không hề khỏe mạnh như trước đó. Cơn bão Quartz có lẽ đã tạm lắng xuống vào thế kỷ 21 khi mà dân chơi đồng hồ máy cơ với xu hướng trở lại này đã cứu cánh cho nền công nghiệp Đồng Hồ Thụy Sỹ.
Ngày nay theo thống kê chưa đầy đủ, thì máy đồng hồ, bộ phận quan trọng nhất của những chiếc đồng hồ trên thế giới chiếm khoảng 40% là từ Nhật Bản hoặc liên quan đến Nhật Bản, và ngay kế tiếp đó là công xưởng thế giới - Trung Quốc sản xuất một số lượng cũng không hề kém xấp xỉ như vậy. Còn lại là Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và các nước khác chỉ chiếm khoảng 20% số lượng máy đồng hồ.
Và máy đồng hồ Nhật Bản ngày càng chính xác cao hơn theo thời gian, ví như năm 1950s thì sai số đồng hồ Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung ở mức độ cho phép lên đến 1 phút/ngày, nhưng đến những năm 1960s thì sai số chỉ vào khoảng 30s, và đến những năm 1970s mức độ cho phép chỉ còn vài giây, thậm chí những chiếc King Seiko hay Grand Seiko Automatic (cơ) hay những chiếc đỉnh cao của hãng Orient, Citizen vào năm 1975 có thể lệch chỉ khoảng 1s/ngày với việc áp dụng tần số dao động cao 36600.
Nhận xét
Đăng nhận xét