Đồng hồ Citizen Raymond Peynet
Đồng hồ cơ cót tay thương hiệu CH Pháp, Raymond Peynet, 2520 200 Manual Winding, sản xuất tháng 1/1974 tại Citizen Nhật Bản.
Đồng hồ có bề rộng 35mm, lõi thép, thân bọc ngà voi mặt số 3 kim, trên mặt số có bức họa đôi tình nhân của Peynet, đồng hồ có cấu trúc đặc biệt, vỏ liền đáy từ một khối ngà voi!
Đồng hồ chưa sử dụng, là hàng sưu tầm của một Họa Sĩ người Nhật, còn temp mác, mới 99%, cót trữ qua 36h, sai số 30s/ngày. Giá 18,5 triệu VND. Mời đặt trước.
Zalo Whatsapp Tele 84 0963636315 hoặc Đồng hồ cơ cót tay Citizen 2520 Raymond Peyet Ivory
---------------
Có thể nói đây là chiếc đồng hồ thương hiệu CH Pháp!? Vì bản chất nó có tên Raymond Peynet và được tổ chức sản xuất bởi Citizen với giấy phép từ Raymond Peyet!
Vậy Raymond Peynet là ai?!
Ông là một họa sĩ người Pháp nổi tiếng đương đại (1908-1999) với phong trào biếm họa, truyện tranh.. có nhiều đóng góp cho văn hóa, nghệ thuật không chỉ nước Pháp mà có ảnh hưởng lớn tầm cỡ thế giới. Đã được người Pháp bình bầu là người đứng đầu trong Ordre des Arts et des Lettres (Danh sách người đóng góp cho văn hóa nghệ thuật Pháp, được đích thân tổng thống Charles De Degaulle kí lệnh năm 1963)
Khoảng từ 1942 trở đi đến 1970s là thời kì cực thịnh của các bức họa và phong cách Raymond Peynet! Nó lan tỏa sang nhiều lĩnh vực ngoài hội họa, như ngành trang sức đắt tiền của Murat, đồ sành sứ ..thậm chí đến cả búp bê cũng là những cơn sốt ở giữa thế kỷ 20!
Và một số lượng nhỏ đồng hồ đã được phép của Raymond Peyet cho phép những hãng lớn SX những đồng hồ đắt tiền (thường là bằng vàng đúc, bạc khối, hay vật liệu quý).
Cơn sốt về biểu trưng các bức họa của Raymond Peynet chỉ giảm khi vào đầu 1990s, nhưng từ sau khi ông mất, lại đang có xu hướng trở lại.
----
Về ngà voi!
Khoảng đầu 1990s với việc hình thành hiệp hội bảo vệ voi quốc tế và những vấn đề mà LHQ kêu gọi bảo vệ môi trường/môi trường sống động vật từ 1985 thì voi được bảo vệ. Sau này buôn bán ngà voi là vi phạm pháp luật của hầu hết các quốc gia trong đó có VN cũng như vi phạm công ước quốc tế.
------
Chính vì vậy chiếc đồng hồ này, có thể nói là 1102, và hiện cả quốc tế không có chiếc thứ 2. Cũng theo lời bên sưu tầm (chưa kiểm chứng) giá của chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn này năm 1974 tại Nhật là 70K Yên (Khoảng 110 triệu VND ngày nay, nhỉnh hơn những chiếc Rado, Omega, Longines thông thường).
Chiếc đồng hồ tượng trưng cho sự vĩnh cửu của tình yêu đôi lứa (tình yêu thì vĩnh cửu rồi, làm ơn, bạn hãy tin tôi đi, đó là chân lí! Tình yêu là vĩnh cửu..chỉ có điều nó chuyển hóa từ việc yêu anh này sang yêu anh khác mà thôi 😊 )
Nhận xét
Đăng nhận xét